Sáng nay tôi ngồi chat hỏi chatGPT bắt đầu bằng câu hỏi “Bẫy thu nhập trung bình”, rồi lan man sang những câu hỏi khác. Việt Nam và Thái Lan đang có bẫy thu nhập trung bình. Thái Lan đã phát triển trước Việt Nam mấy chục năm từ những thập nhiên 1960 nhưng giờ sau 60 năm vẫn bị kẹt vào bẫy thu nhập trung bình. Và Việt Nam cũng vậy. Việt Nam phát triển từ những thập niên 1990 sau khi mở cửa, kinh tế phát triển rất nhanh và mạnh so với trước nhưng giờ vẫn bị kẹt vào bẫy thu nhập trung bình. Tôi có hỏi chatGPT những nước đã thoát bẫy thu nhập trung bình là những nước nào, thì tôi có thêm thông tin là Nhật Bản, Hàn Quốc và Singapore.
Tôi lại hỏi tiếp, những bẫy mà các nước Nhật Bản, Hàn Quốc và Singapre đang gặp là gì? Thì đó là phân cực xã hội, khoảng cách giàu nghèo ngày càng tăng, dân số già vì áp lực kinh tế quá lớn làm giảm tỉ lệ sinh do gánh nặng nuôi con vô cùng lớn… Nhìn vào đây tôi thấy một vòng luẩn quẩn, khi giải quyết được 1 bài toán thì bài toán khó hơn lại nảy sinh, khi giải quyết bài toán thu nhập trung bình thì bài toán mới lại nảy sinh khó hơn. Những luẩn quẩn này tôi nghĩ dựa trên 1 vấn đề, đó là vì 1 giả định là phải tăng trưởng GDP. Rõ ràng tăng trưởng thì mang lại nhiều của cải vật chất hơn, nhưng lại đồng thời đem tới nhiều rắc rối hơn. Thật nghịch lý!
Nghịch lý này đã được nhà kinh tế học Easterlin quan sát thống kê và rút ra kết luận bằng nghịch lý Easterlin ở dưới. Nói tóm gọn, tiền bạc chỉ đem lại hạnh phúc cho con người ở 1 ngưỡng nhất định, và nhiều tiền hơn cũng không làm con người hạnh phúc hơn. Nhưng thiếu nó thì đương nhiên khó hạnh phúc. Như Butan là quốc gia giờ thay vì tăng trưởng GDP, thì người ta đặt tăng trưởng GNH - Tổng Hạnh Phúc Quốc Gia, là một chỉ số khác hoàn toàn chỉ số tổng sản phẩm quốc nội GDP. GNH theo tôi vẫn còn quá mới, mà hiện tại đại đa số quốc gia vẫn đặt GDP là trên hết. Giờ tôi sẽ dành thời gian quan sát thêm nhiều năm nữa GHN vs GDP như thế nào.
chatGPT có đưa tôi 1 keyword mà tôi rất thấy ủng hộ, đó là thay vì nhét đầy tiền vào túi, hãy nghĩ đến giúp đỡ và chia sẻ. Tôi thích thông điệp này, đơn giản là như vậy.
1️⃣ Định nghĩa
Nghịch lý Easterlin do Richard Easterlin đề xuất vào năm 1974, chỉ ra rằng:
- Trong ngắn hạn, khi thu nhập tăng, mức độ hạnh phúc của con người cũng tăng.
- Nhưng trong dài hạn, khi một quốc gia trở nên giàu có hơn, mức độ hạnh phúc chung không tăng lên đáng kể.
⏩ Tóm gọn: Tiền có thể mua hạnh phúc, nhưng chỉ đến một mức độ nhất định.
2️⃣ Nguyên nhân của nghịch lý
🔹 1. Thích nghi khoái cảm (Hedonic Adaptation)
- Khi thu nhập tăng, con người nhanh chóng thích nghi với mức sống mới.
- Những gì từng là xa xỉ trở thành bình thường, khiến ta luôn muốn nhiều hơn mà không cảm thấy hạnh phúc lâu dài.
🔹 2. So sánh xã hội (Relative Income)
- Hạnh phúc không chỉ phụ thuộc vào thu nhập tuyệt đối mà còn vào thu nhập so với người khác.
- Nếu mọi người xung quanh cũng giàu lên, ta không cảm thấy mình khá hơn.
- Ví dụ: Bạn tăng lương 10%, nhưng nếu đồng nghiệp tăng 20%, bạn vẫn thấy bất mãn.
3️⃣ Bằng chứng thực nghiệm
📊 Dữ liệu từ nhiều quốc gia cho thấy:
- Khi GDP bình quân đầu người tăng, mức độ hạnh phúc không tăng tương ứng.
- Ở các nước giàu, sự gia tăng thu nhập không làm người dân cảm thấy hạnh phúc hơn nhiều.
- Ở các nước nghèo, tăng thu nhập có tác động rõ rệt đến hạnh phúc, vì nó giúp đáp ứng nhu cầu cơ bản.
4️⃣ Ứng dụng thực tế
🔸 Trong quản lý kinh tế
- Tập trung vào chất lượng cuộc sống hơn là chỉ chạy theo tăng trưởng GDP.
- Đầu tư vào y tế, giáo dục, môi trường sống để nâng cao hạnh phúc bền vững.
🔸 Trong cuộc sống cá nhân
- Tận hưởng hiện tại thay vì chỉ chạy theo tiền bạc.
- Xây dựng mối quan hệ và tìm kiếm ý nghĩa trong cuộc sống, thay vì chỉ đo hạnh phúc bằng tài sản.
📌 Bài học rút ra:
Tiền có thể cải thiện cuộc sống, nhưng sau một mức độ nhất định, nó không còn là yếu tố quyết định hạnh phúc. 🚀